Những điều cần biết về luật bàn thắng sân khách mới nhất

Trong bóng đá, luật bàn thắng sân khách được áp dụng phổ biến tại các giải đấu có thể thức lượt đi, lượt về. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về luật này hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

I. Luật bàn thắng sân khách là gì?

Luật bàn thắng sân khách được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1965

Luật bàn thắng sân khách (Away Goals Rule) được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1965 ở mùa giải UEFA Cup Winners’ Cup trong trận đấu giữa Budapest Honved & Dukla Prague với mục đích là loại bỏ những trận đá lại. Bởi việc đá lại gây tốn kém về mặt chi phí, cũng như ảnh hưởng đến thể lực của các cầu thủ, điều quan trọng nhất là việc sắp xếp lịch đá lại trong bối cảnh phương tiện đi lại ở thời điểm đó gặp nhiều hạn chế.

Trên trang web Mitom Live cũng từng chia sẻ, nhờ luật bàn thắng sân sân khách, những trận đấu tăng thêm độ kịch tính hơn, những đội tuyển khi đến khách luôn phải cố gắng ghi nhiều bàn thắng để dễ bề toan tính hơn trong trận lượt về. Bởi nếu tổng số điểm hai đội bằng nhau, đội nào ghi được nhiều bàn thắng trên sân khách thì sẽ giành chiến thắng chung cuộc. Hiểu đơn giản, trong trường hợp hai đội có tỷ số hòa, điểm số trên sân khách sẽ lớn hơn gấp đôi điểm số trên sân nhà.

Theo quy định, luật bàn thắng sân khách được áp dụng cho vòng loại trực tiếp có thể thức lượt đi, lượt về của hầu hết những giải bóng đá đỉnh cao trên thế giới như:

  • Vòng loại trực tiếp Champions League
  • Vòng loại trực tiếp Europa League
  • Vòng loại trực tiếp CAF Champions League (cúp C1 châu Phi)
  • Vòng loại trực tiếp CAF Confederation Cup (cúp C2 châu Phi)
  • Tất cả những trận đấu play-off có lượt đi, lượt về trong khuôn khổ vòng loại Euro, World Cup.

II. Cách tính luật bàn thắng sân khách

Luật bàn thắng sân khách được áp dụng tại vòng loại trực tiếp

Như đã chia sẻ, luật bàn thắng sân khách được áp dụng trong trường hợp hai đội có tỷ số hòa sau lượt đi, lượt về. Lúc này, đội nào có nhiều bàn thắng sân khách nhất thì sẽ giành quyền đi tiếp hoặc cup vô địch, đồng nghĩa với việc đội bị thủng lưới trên sân nhà nhiều nhất sẽ bị loại.

Trong trường hợp hai đội cùng thua trên sân nhà với tỷ số bằng nhau. Ví dụ như đội A bị thua 0-2 trên lượt đi sân nhà, và đội B cũng thua 0-2 trên sân nhà, thì tổng tỷ số của hai đội là hòa 2-2. Như vậy, không có đội nào ghi được nhiều bàn thắng trên sân khách hơn. Hoặc nếu không xuất hiện bàn thắng nào sau 180 phút của 2 lượt trận thì các đội sẽ bước vào thi đấu hiệp phụ.

Theo đó, sau thời gian thi đấu hiệp phụ mà hai đội vẫn có tỷ số hòa thì sẽ đá luân lưu để phân định thắng thua. Có thể thấy, luật bàn thắng sân khách có thể kéo dài đến 2 hiệp phụ chứ không chỉ trong 90 phút thi đấu chính thức. Thế nhưng, do hiệp phục thường chỉ áp dụng ở lượt về nên không công bằng cho đội chủ nhà trong lượt đấu này. Những thực tế đội khách tiếp tục được tận dụng luật này trong 30 phút cuối, còn đội chủ nhà tận dụng được lợi thế thi đấu trên sân nhà và luật này được cho là công bằng.

III. Tạo sao lại áp dụng luật bàn thắng sân khách?

Ở những giải đấu lớn, các đội bóng tham gia thường ở nhiều quốc gia, chi phí đi lại rất tốn kém. Hơn thế, số lượng cổ động viên đến xem các trận đấu cũng rất đông. Điều này kéo theo việc tổ chức trận đấu phụ để xác định kết quả thắng thua dưỡng như là việc không thể.

Không chỉ thế, việc ngày càng có nhiều đội bóng tham dự các giải đấu, tần suất cầu thủ phải ra sân thi đấu cũng ngày càng dày đặc nên yếu tố thể lực không được đảm bảo nếu họ phải đá thêm trận đấu phụ.

Luật bàn thắng sân khách mang đến sự kịch tính cho các trận đấu

Vậy lý do tại sao luật bàn thắng sân khách lại quan trọng? Nếu bạn từng đi cổ vũ bóng đá tại sân vận động, thì chắc hẳn đã biết việc được thi đấu trên sân nhà mang đến lợi thế tâm lý rất lớn cho các cầu thủ. Bởi vì họ nhận được sự cổ vũ đông đảo từ người hâm mộ, quen thuộc mặt sân cỏ, thời tiết, được luyện tập trên sân nhà… Thậm chí trọng tài cũng luôn có tâm lý nhẹ tay với đội nhà. Như vậy, có thể thấy việc thi bàn trên sân đối thủ khó khăn hơn rất nhiều việc ghi bàn trên sân nhà. Và đó cũng là lý do mà luật bàn thắng sân khách trở nên quan trọng.

Luật bàn thắng sân khách khuyến khích đội khách tấn công hơn. Nhờ đó mà các trận đấu trở nên hấp dẫn hơn, bởi vì đội khách cần phải ghi nhiều bàn để đảm bảo lợi thế trong trận lượt về.

Luật bàn thắng sân khách giúp các trận đấu không phải kết thúc bằng loạt đá luân lưu, điều này giúp trận đấu diễn ra nhanh chóng.

Luật bàn thắng sân khách cũng đảm bảo sự cân bằng giữa đội chơi trên sân nhà và sân khách. Điều này loại bỏ ưu thế lớn khi đội sân nhà có thể tận dụng sân nhà và hơn hẳn đối thủ.

IV. Những bất cập ở luật bàn thắng sân khách

Nhiều ý kiến cho rằng luật bàn thắng sân khách có những bất cập

Mặc dù luật bàn thắng sân khách có vẻ khá công bằng, nhưng vẫn còn một số vấn đề bất cập. Trong trận lượt về, khi kết thúc 90 phút thi đấu chính thức mà hai đội có tỷ số hòa thì sẽ bước vào đá hiệp phụ. Và nếu trong hiệp phụ, hai đội vẫn không ghi được bàn thắng nào thì hai đội sẽ đá luân lưu để xác định thắng thua. Tuy nhiên, nếu chỉ một đội ghi được bàn thắng ở hiệp phụ thì luật bàn thắng sân khách được áp dụng.

Như vậy, đội khách sẽ có lợi thế hơn khi có thời gian thi đấu lượt đi nhiều hơn và có hội ghi bàn cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó, luật bàn thắng sân khách không chỉ áp dụng trong 90 phút thi đấu chính thức của trận lượt về mà được kéo dài sang cả 2 hiệp phụ. Lúc này đội khách được cho là cơ hội thể hơn. Bởi nếu trong thời gian đá hiệp phụ, hai đội cùng ghi được 1 bàn thắng thì đội sân khách sẽ giành quyền đi tiếp, vì số bàn thắng trên sân khách của họ nhiều hơn và tất nhiên đội nhà sẽ bị loại.

V. Kết luận

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về luật bàn thắng sân khách, cũng như cách áp dụng luật này trong các giải đấu. Hãy tiếp tục truy cập vào trang web thường xuyên để bổ sung thêm những kiến thức bóng đá hữu ích nhất nhé.

© 2024 Mitom TV. Đã đăng ký Bản quyền.