Sút luân lưu là gì trong bóng đá? Luật luân lưu trong bóng đá mới nhất

Đá luân lưu là một trong những hình phạt căng thẳng nhất của trận đấu. Vì thế mà đây là hình phạt không đội nào muốn nhận cả. Vậy đá luân lưu là gì? Có những cách đá luân lưu nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Đá luân lưu là gì?

Luân lưu là loạt sút trên chấm 11m

Sút luân lưu là loạt sút trên chấm 11m, được thực hiện khi kết thúc hai hiệp phụ mà hai đội vẫn có tỷ số hòa. Thường thì đá luân lưu được sử dụng trong các vòng loại hoặc trận đấu loại trực tiếp của các giải đấu, khi cần xác định người đi tiếp vào vòng kế tiếp hoặc người chiến thắng cuộc đối đầu.

Cú đá này được thực hiện tương tự đá phạt đền trong lúc diễn ra trận đấu. Cụ thể, đá luân lưu được thực hiện bởi 1 cầu thủ và 1 thủ môn đối phương.

Trong loạt sút luân lưu, mỗi đội sẽ được thực hiện 5 lượt đá xen kẽ. Đôi nào thực hiện thành công nhiều lượt sút hơn thì là đội chiến thắng. Đá luân lưu thường tạo ra những khoảnh khắc căng thẳng và hấp dẫn trong các trận đấu bóng đá, với áp lực lớn đặt lên cầu thủ và thủ môn để thực hiện tốt trong những tình huống này.

Trên thực tế có không ít những cầu thủ đá hỏng loạt sút luân lưu nên phải chịu tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự nghiệp thi đấu.

II. Khi nào phải đá luân lưu?

Khá nhiều người xem bóng đá trực tiếp hiện nay vẫn còn mơ hồ không biết đá luân lưu là gì. Theo luật bóng đá hiện nay, đá luân lưu được sử dụng để xác định đội chiến thắng khi cả hai đội có tỷ số hòa sau 90 phút thi đấu chính thức hoặc sau thời gian đá hiệp phụ. Cụ thể như sau:

  • Trận đấu loại trực tiếp trong các giải đấu: Trong các giải đấu bóng đá như World Cup, EURO, Champions League và các giải đấu quốc gia khác, khi một trận đấu loại trực tiếp kết thúc với tỉ số hòa sau thời gian thi đấu chính thức và thêm giờ, thì đội chiến thắng sẽ được xác định bằng cách thực hiện đá luân lưu.
  • Trận chung kết:  Trong một số trường hợp, đá luân lưu có thể được sử dụng để xác định đội chiến thắng trong trận chung kết của một giải đấu nếu sau thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ vẫn có tỷ số hòa.
  • Đối với những giải đấu tổ chức theo thể thức lượt đi lượt về thì ngoài thời gian thi đấu hiệp phụ, luật bàn thắng sân khách sẽ được áp dụng. Khi tất cả những phương pháp phân định kết quả thắng thua này vẫn chưa thể xác định đội thắng cuộc thì đá luân lưu sẽ được áp dụng.

III. Luật luân lưu bóng đá mới từ FIFA

Sút luân lưu thường được thực hiện khi 2 đội có tỷ số hòa sau thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ

Khi thực hiện loạt đá luân lưu, trọng tài sẽ tung đồng xu để xác định đội thực hiện trước và lựa chọn khung thành đá luân lưu. Bên cạnh đó, loạt sút luân lưu cũng cần phải thực hiện theo quy định sau:

  • Mỗi đội sẽ chọn ra 5 cầu thủ để thực hiện 5 lượt sút luân lưu. Thứ tự cầu thủ thực hiện sẽ do mỗi đội tự quyết định.
  • Chỉ những cầu thủ còn lại trên sân sau khi kết thúc trận đấu hoặc tạm vắng mặt do chấn thương mới có quyền tham gia sút luân lưu.
  • Bất kỳ cầu thủ nào còn trân sân cũng có thể đảm nhận vai trò thủ môn. Người này không nhất thiết phải là thủ môn trong trận đấu.
  • Tất cả các cầu thủ (trừ người thực hiện và thủ môn) phải đứng trong vòng tròn trung tâm của sân và không được chạm vào bóng.
  • Cú đá luân lưu chỉ được thực hiện 1 lần. Một khi cầu thủ đã đá thì không được chạm lại vào bóng. Chỉ có trọng tài mới có quyền quyết định cầu thủ đá lại hay không.
  • Mỗi cú sút luân lưu đều được thực hiện trên chấm phạt đền, cách khung thành 11m và cách đều đường biên dọc; cầu thủ sẽ thực hiện ngay sau khi trọng tài ra hiệu lệnh. Lượt sút của cần thủ sẽ bị hủy bỏ nếu người này không có mặt ở sân đúng lúc thể thực hiện cú sút luân lưu.
  • Thủ môn phải đứng giữa khung thành và đường cầu môn cho đến khi bóng được đá đi. Trong lúc này, thủ môn được phép nhảy tại chỗ, di chuyển sang hai bên hoặc vung tay.
  • Lượt sút luân lưu có thể được kết thúc khi tỷ số sút luân lưu ở khoảng cách không thể gỡ hòa. Ví dụ, nếu một đội thực hiện đá luân lưu thành công trong 3 quả đầu tiên, còn đối thủ đá hỏng 3 lượt đó thì loạt luân lưu sẽ được kết thúc ngay lập tức. Tất nhiên, phần thắng sẽ thuộc về đội đá thành công.
  • Nếu sau 5 lượt sút luân lưu, hai đội đều thực hiện thành công bằng nhau thì mỗi đội sẽ tiếp tục thực hiện đá luân lưu cho đến khi một đội thành công và một đội đá trượt.
  • Trường hợp 11 cầu thủ hai đội đều đã thực hiện đá luân lưu nhưng vẫn không phân định được thắng bại thì loạt đá luân lưu sẽ được lặp lại từ cầu thủ thực hiện đầu tiên.

IV. Đá luân lưu có khó không?

Sút luân lưu đòi hỏi cầu thủ thực hiện phải tự tin

Chắc chắn đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu đá luân lưu là gì? Thoạt nhìn, việc ghi bàn từ tình huống đá luân lưu có vẻ đơn giản. Bởi không có hậu vệ nào ngăn cản, phía trước cầu thủ chỉ có trái bóng, khung thành và thủ môn. Bên cạnh đó, thủ môn phải giữ chân trên vạch vôi nên khả năng di chuyển của họ bị hạn chế.

Thông thường, cầu thủ thực hiện đá luân lưu sẽ giành chiến thắng. Theo số liệu thống kê, có đến 75.5% số quả đá luân lưu đều được thực hiện thành công. Cũng theo đó, có khoảng 17.5% quả đá luân lưu bị cản phá. Những thủ môn cản phá luân lưu xuất sắc trong World Cup 2022 là Szczesny của Ba Lan, Jordan Pickford của Anh và Thibaut Courtois của Bỉ.

Bên cạnh đó, có khoảng 7% cầu thủ sút luân lưu không trúng khung thành, có thể đập vào cột dọc, xà ngang hoặc bay thẳng ra ngoài. Cũng theo nguồn tin này, World Cup 1978 là mùa giải duy nhất không có trận đấu nào phải phân định kết quả thắng thua bằng loạt đá luân lưu.

V. Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm đá luân lưu là gì cũng như quy định của Liên đoàn bóng đá thế giới về kiểu sút phạt cân não này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

© 2023 Mitom TV. Đã đăng ký Bản quyền.